Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy trong nhà cao tầng

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy trong nhà cao tầng

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy trong nhà cao tầng

Lượt xem: 0 - Đăng bởi: 28/09/2022

Trong các công trình nhà cao tầng yếu tố đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Luôn được coi là những công tác quan trọng thiết yếu nhất. Các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy được đặt ra vô cùng nghiêm ngặt. Và yêu cầu có sự tuân thủ cao. Tiêu biểu trong số đó là 2 quy định cần quan tâm nhất là: quy định an toàn về thiết bị điện và chiếu sáng trong lắp đặt. Và tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống ống thông gió hút gió trong trường hợp nếu có hỏa hoả xảy ra.

Ở Việt Nam có tiêu chuẩn TCVN 6160:1996 là quy định về phòng cháy chữa cháy – nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế. Nó quy định những yêu cầu cơ bản về phòng cháy chữa cháy khi thiết kế, xây dựng mới hay cải tạo. Và mở rộng với các công trình nhà, công trình dân dụng cao tầng. Nhưng tiêu chuẩn này không được áp dụng cho công trình nhà, công trình cao trên 100m và các nhà hát, nhà thể thao, hội trường.

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy và hệ thống thông gió và hút mùi.

Theo tiêu chuẩn cơ bản tất các nhà cao tầng phải lắp đặt hệ thống thông gió, hút khói ở hành lang và buồng thang. Yêu cầu toàn bộ những bộ phận cấu thành của hệ thống phải được làm bằng vật liệu không cháy.

Đối với hệ thống thông gió nhà ăn, khu vệ sinh:

– Có thể ghép hệ thống thông gió từ phòng bể tắm với hệ thống thông gió từ nhà ăn của các căn nhà với nhau.

– Ghép hệ thống thông gió từ nhà tắm và nhà vệ sinh hoặc buồng tắm của cùng 1 căn hộ.

– Ghép các hệ thống thông gió từ nhà ăn và nhà vệ sinh bố trí ở các tầng khác nhau vào chung một hệ thống. Với khoảng cách ghép không thấp hơn chiều cao một tầng và phải có lưới điều chỉnh.

– Khi đun nấu bằng khí đốt thì nhà ăn không được phép lắp đặt thiết bị quạt đẩy ra. Để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ

Đối với khu buồng cầu thang

Thông gió hay thổi gió ở buồng cầu thang kín phải đảm bảo an toàn cho thiết bị của hầm thang. Và việc đóng mở cửa sổ.

Thông gió buồng cầu thang không có chiếu sáng tự nhiên thông qua hầm hoặc rãnh đẩy.

– Để đẩy khói từ hành lang hoặc phòng đệm của mỗi tầng. Thì phải thiết kế hầm đẩy cưỡng bức và có van ở mỗi tầng. Lưu lượng đẩy của quạt, mặt cắt hầm đẩy và van điều khiển cần được xác định theo tính toán. Van và quạt phải được đóng mở tự động bằng các đầu báo và bằng nút điều khiển ở mỗi tầng.

– Để khói từ thang máy, buồng thang không lan vào các tầng. Thì các tầng phải đảm bảo khi có một cửa mở áp suất sư của không khí là 2KG/m2.

– Để khói không khí không lan vào buồng thang, thang máy và ngược lại. Thì cửa vào buồng thang phải thiết kế phòng đệm không nhỏ hơn 2KG/m2.

trình tự lắp đặt tắc kê đạn

Nội dung phòng cháy chữa cháy thiết bị điện và chiếu sáng

Các thiết bị đầu vào hoặc thiết bị phân phối đầu vào và các thiết bị bảo vệ tự động phải được lắp đặt tại các đầu vào của các mạng điện.

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy về lưới điện:

– Cần có một đường dây riêng nối từ đường dây cung cấp chung hoặc một đường dây riêng từ đầu vào. Phân phối chủ yếu để cấp điện cho các thiết bị điện của các căn hộ khác nhau.

– Một đường dây có thể làm nguồn cung cho nhiều mạch dây. Nhưng mỗi dây cứng đều phải đặt công tắc đóng ngắt riêng tại chỗ rẽ.

– Đối với cầu thang, lối đi chung hành lang cần có đường dây dân cấp điện riêng được nối từ nguồn.

Phải luôn đảm bảo cường độ định mức cho phép của dây dẫn. Phải luôn lớn hơn cường độ tiêu thụ điện cho các thiết bị điện ở mỗi pha

Dây dẫn, cáp điện (trừ trường hợp dự phòng), có thể được đặt chung trong ống thép và các loại ống khác. Nhưng yêu cầu các ống đặt có độ bền cơ học tương tự trong các hộp máng, rãnh kín và trong các kết cấu xây dựng nhà khi:

– Tất cả các mạch cùng một tổ máy.

– Mạch cấp điện cho đèn phức tạp

Mạch của một số nhóm thuộc cùng dạng chiếu sáng (chiếu sáng sinh hoạt, chiếu sáng sự cố) với một số dây dẫn không lớn hơn 8.

Với các mạch điện dự phòng, chiếu sáng sinh hoạt và sự cố không được đặt cùng trong một ống, một hộp hay một rãnh.

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy về dây dẫn điện

Với số lượng dây dẫn trong một ống nhiều hơn hai. Thì đường kính trong của ống không được nhỏ hơn 11mm.

Nếu cường độ dòng điện danh nghĩa lớn hơn 25A. Thì không được phép đặt một dây pha điện xoay chiều trong ống thép. Hoặc ống cách điện có vỏ bọc bằng thép.

Khi thi công lắp đặt các hộp nối dây, hộp nhánh rễ, lựa chọn đường kính ống luồn dây dẫn, cáp điện,… . Số lượng ống, uốn cong ống thì cần đảm bảo có sự gọn gang chi tiết. Đảm bảo cho công việc bảo dưỡng hay thay thế dây dẫn, cáp điện sau này được thuận tiện an toàn nhất.

Với tất cả các mối nối và rẽ nhánh của dây dẫn, cáp điện cần phải được thực hiện trong hộp nối dây, hộp rẽ nhánh. Phải lựa chọn hộp có kết cấu phù hợp với phương pháp đặt và môi trường đặt hộp. Để sau đó công đoạn kiểm tra bảo dưỡng được tiến hành thuận tiện và an toàn nhất.

Một số trường hợp luồn dây dẫn điện, cáp điện xuyên qua tường, sàn, trần. Thì bắt buộc phải được đi trong ống và có biện pháp chống thấm hoặc đọng nước.

Bài viết liên quan